Doanh nghiệp mới thành lập “loay hoay” tìm nguồn vốn

Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM dự đoán mỗi năm Việt Nam sẽ có 600.000 doanh nghiệp mới (start-up) được thành lập. Hiện tại, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để cạnh tranh trong thời đại hội nhập, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải huy động và quản lý nguồn vốn hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp mới (start-up) trăn trở “thành lập thì dễ mà tìm nguồn vốn là cả vấn đề”.

Doanh nghiệp mới thành lập “loay hoay” tìm nguồn vốn
Doanh nghiệp mới thành lập “loay hoay” tìm nguồn vốn

Các doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn từ: cổ đông, chủ đầu tư, các quỹ đầu tư, nhờ người quen hoặc tiếp cận ngân hàng… Trong các nguồn vốn thì nguồn vốn ngân hàng lại khó tiếp cận nhất.

Start-up khó khăn tiếp cận nguồn vay vốn ngân hàng!

Tính từ đầu năm 2016, lĩnh vực bất động sản đăng ký mới 1611 doanh nghiệp, tăng 108.7% so với cùng kỳ và cũng dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, tuy thủ tục đăng ký doanh nghiệp đơn giản, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn lại rất khó khăn. Đa số các Start-up đều trông cậy vào nguồn vốn từ quỹ đầu tư, quỹ start-up…

Theo ông Trần Ngọc Lâm, Giám đốc công ty Xây dựng Trí Đức cho biết: “Thủ tục thành lập công ty khá thông thoáng theo quy định của Nhà nước”. Theo ông Lâm, khi sản xuất hay kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn vốn có thể huy động trong mối quen biết; nhưng khi có những hợp đồng lớn, việc vay vốn để vận hành là cả vấn đề, Tiếp cận nguồn vay vốn ngân hàng lãi suất khá cao và thủ tục kéo dài gây khó cho doanh nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, khi ông Nguyễn Thành Luân quyết định thành lập công ty dịch vụ viễn thông IPC tại quận Tân Phú vẫn vấp phải vấn đề nguồn vốn áp dụng trong tài khoản và tiền vận hành khi làm hồ sơ thành lập công ty.

“Do công ty chưa hoạt động, để có nguồn vốn kinh doanh phải huy động vốn bên ngoài và vay vốn của ngân hàng thế chấp bằng nhà ở hiện tại. Tuy biết là mạo hiểm nhưng vẫn chấp nhận vay dù rủi ro khá cao”, ông Luân cho biết.

Nguyên nhân doanh nghiệp mới thành lập khó vay vốn ngân hàng

Theo đại diện Techcombank, ngân hàng hiện tại có hai hình thức vay vốn cho doanh nghiệp là cho vay theo sản phẩm và cho vay thấu chi. Nếu có tài sản thế chấp phù hợp mà doanh nghiệp trình bày phương án chi trả, ngân hàng có thể giải ngân trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp mới thành lập lại khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nguyên nhân do đâu?

  • Công ty mới thành lập, chưa có uy tín cao.
  • Không có tài sản đảm bảo.
  • Không đáp ứng được tiêu chí vay của ngân hàng.
  • Bản kế hoạch kinh doanh không chi tiết, không chứng minh được cho ngân hàng thấy tiềm năng thị trường, khả năng quản lý doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh.

doanh nghiep moi thanh lap loay hoay tim nguon von

Nếu vốn tự có của doanh nghiệp ít, dự án thường phải tìm kiếm các khoản tài trợ tài chính thường là thông qua các khế ước vay nợ từ ngân hàng. Ưu và nhược điểm của hình thức vay vốn ngân hàng:

Ưu điểm:

  • Tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
  • Vốn vay sẽ bổ sung đầy đủ nguồn vốn cho dự án.
  • Vốn vay giúp doanh nghiệp cân đối cơ cấu vốn để tỉ suất sinh lời vốn của doanh nghiệp cao hơn.
  • Vốn vay sẽ chắc chắn rằng chủ dự án sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của dự án hơn, để đảm bảo khả năng trả nợ vay.
  • Một mặt khác, lãi suất vay vốn được xem như chi phí cơ hội để đánh giá kinh tế của các dự án đầu tư, trường hợp này chi phí cơ hội chính là tỉ suất lợi nhuận tối thiểu điều chỉnh theo tỉ suất thuế thu nhập.

Nhược điểm:

  • Rủi ro cao.
  • Vốn vay cao sẽ làm doanh nghiệp chịu áp lực lớn gánh nặng nợ lãi vay dẫn đến việc phải hi sinh nhiều lợi ích doanh nghiệp để thanh toán các khoản lãi vay.
  • Mất tự chủ trong kinh doanh, khó khăn trong việc ra các quyết định kinh doanh.

Chính vì vay vốn ngân hàng khó khăn, nên các start-up phải chủ động quản lý nguồn vốn hiệu quả từ những nguồn khác ngoài ngân hàng huy động được, để nâng cao hiệu quả sinh lời vốn.

doanh nghiep moi thanh lap loay hoay tim nguon von

Phải làm sao để doanh nghiệp (start-up) quản lý vốn hiệu quả

Để quản lý vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp mới (Start-up), tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đưa ra hướng dẫn cho start-up:

  • Cần nhận định và xem xét đúng các xu hướng kinh tế để kịp thời nắm bắt, điều chỉnh và phòng ngừa các rủi ro có thể có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hiểu, đánh giá và bám sát sự phát triển và vận động của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ và vốn.
  • Chú trọng quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
  • Hiểu rõ và xem xét kĩ mục đích sử dụng vốn vay và quy trình tín dụng của ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, dễ dàng hơn.
  • Kiểm soát tốt nguồn vốn vay trong quá trình triển khai và hoạt động dự án.

Cũng theo Tiến sĩ Cao Sỹ Liêm, hiện nay để tạo điều điện cho các doanh nghiệp mới thành lập tránh khỏi những khó khăn ban đầu, Nhà nước đã ban hành quy định miễn thuế 2 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Anh Hưng